01 – HUYỀN KHÔNG LỤC PHÁP

Pháp sư Đàm Dưỡng Ngô sinh năm 1890 (Triều Thanh, Quang Tự năm thứ 16). Ông theo Dương Cửu Như học Huyền Không Phi Tinh phái của Chương Trọng Sơn. Xuất bản các sách: Biện chính tân giải, Đại huyền không thực nghiệm, Đại huyền không lộ thấu….

Năm 1922, Pháp Sư Đàm Dưỡng Ngô bắt đầu học Phong Thủy tại trường số 716 đường Chentu, Thượng Hải, trong khi vẫn tiếp tục thực hiện những cuộc nghiên cứu. Năm 1923, ông xuất bản quyển sách đầu tiên có tựa đề “Đại Tam Nguyên Huyền Không Phong Thủy” chú trọng đến phần lý thuyết của Dương Trạch và Âm Trạch Phong Thủy.

Năm 1924, ông xuất bản quyển sách thứ hai cùng tên với quyển một và nhấn mạnh đến những kinh nghiệm thực tế, phân tích và nghiên cứu mà ông đã thực hiện qua nhiều năm. Quyển sách chủ yếu dành để bán ở Trung Quốc, nhưng không may, thời gian đó quân Nhật chiếm đóng, tiếp theo sau là cộng sản nắm quyền, tất cả sách vở đều bị đốt hoặc tiêu hủy, chỉ còn một vài cuốn. Để tránh nguy cơ tuyệt bản, Pháp Sư Hư Minh đã giữ lại được vài cuốn sách của Pháp Sư Đàm. Các sách này sau đó được Pháp Sư Leyau cất giữ và tái bản.

Cũng nên nói rằng cùng với sự tiêu hủy không may của các sách này, chỉ còn duy nhất Pháp Sư Eu See Ying Diễn Bản và Pháp Sư Hư Minh lưu truyền được cho đời sau các kiến thức.

Năm 1929 Đàm Dưỡng Ngô gặp Lý Kiền Hư đạo trưởng và được Lý đạo trưởng truyền cho lý luận Huyền Không phong thủy, Đàm Dưỡng Ngô nhận định đây là Huyền Không phong thủy thực thụ.

Năm 1930 ông đăng báo thừa nhận mình đã học sai và xin lỗi mọi người đã đọc sách của ông và ông bắt đầu chiêu sinh dạy lý luận Huyền Không lục pháp (Câu chuyện này ngày nay có người đem gán cho Chung Nghĩa Minh là đại sư phong thủy Phi Tinh phái). Tự tay ông viết cuốn Huyền Không Bản Nghĩa và viết lại cuốn Địa Lý biện chính quyết yếu.

Địa lý dùng huyền không Lục Pháp là dùng thiên khai địa mở đã thành tiên hậu thiên bát quái. Cầu cái lý đã có mà xét cái dụng, kết hợp 6 cách dùng : đầu tiên là Huyền Không, tiếp đến là Thư Hùng, Kim Long, Ai Tinh, Thành môn và Thái Tuế.

Nguồn: Tổng hợp